Site icon 789WIN

Đại biểu từ 80 quốc gia dự Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 tại Việt Nam

Đại biểu từ 80 quốc gia dự Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc  2025 tại Việt Nam - Ảnh 1.

Chiều 27/9, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ủy ban Quốc tế Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc (ICDV) tổ chức họp báo thông báo kết quả Phiên họp thứ nhất của Ủy ban Tổ chức Quốc tế Đại lễ Phật đản Vesak Liên Hợp Quốc 2025 tại Việt Nam.

Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban tổ chức Quốc tế Vesak Liên Hợp Quốc 2025 tại Việt Nam và Hòa thượng Giáo sư, Tiến sĩ Phra Brahmapundit, Chủ tịch ICDV đồng chủ trì họp báo. 

Tại buổi họp báo, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam và cũng là Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Tổ chức Quốc tế Vesak Liên Hợp Quốc 2025 tại Việt Nam cho biết Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 do Ủy ban Tổ chức Quốc tế Đại lễ Vesak Liên hợp quốc và Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng sự hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam tổ chức từ ngày 6-8/5/2025 tại cơ sở II Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh. 

Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 có chủ đề “Hòa hợp và Bao hàm vì Nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững” sẽ có sự tham dự của khoảng 2.000 đại biểu, trong đó khoảng 1.000 đại biểu quốc tế đến từ 80 quốc gia trên thế giới. Các đại biểu quốc tế gồm một số nguyên thủ quốc gia; lãnh đạo các cơ quan của Liên hợp quốc; lãnh đạo các giáo hội, hệ phái Phật giáo; học giả, nhà nghiên cứu. Đại biểu khách mời trong nước là các đại biểu tăng ni Giáo hội Phật giáo Việt Nam; lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương cùng hàng nghìn phật tử và người dân Việt Nam. 

Thượng tọa Thích Đức Thiện nhấn mạnh, Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 tại Việt Nam không chỉ là một sự kiện trong đại của Phật giáo mà còn có ý nghĩa là một sự kiện đối ngoại quan trọng góp phần nâng cao vai trò của Phật giáo Việt Nam trong hội nhập quốc tế và khẳng định vị thế và trách nhiệm của Việt Nam đối với Liên Hợp Quốc. Bên cạnh đó, Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 cũng là một sự kiện văn hóa, đối ngoại nhân dân, là cơ hội quảng bá hình ảnh, con người và văn hóa Việt Nam đến với thế giới.

ức tại Thành phố Hồ Chí Minh, thể hiện sự đồng hành của Phật giáo Việt Nam với dân tộc, với phương châm “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội” trong việc hướng đến chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 80 năm Quốc khánh 2/9.

Vesak là sự kiện thiêng liêng, kỷ niệm Ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đản sinh, thành đạo và nhập Niết-bàn, diễn ra vào ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch (tương đương tháng 5 dương lịch). Ngày 15/12/1999, Đại hội đồng Liên hợp quốc chính thức công nhận Đại lễ Vesak là lễ hội văn hóa, tôn giáo quốc tế của Liên hợp quốc, phổ biến toàn thế giới.

Đến nay Đại lễ Vesak đã trải qua 24 lần tổ chức, trong đó có 15 lần tổ chức tại Thái Lan, 1 lần tại Sri Lanka và 3 lần tại Việt Nam. Các kỳ Đại lễ Vesak tại Việt Nam được tổ chức vào các năm 2008 tại Hà Nội, năm 2014 tại Ninh Bình và năm 2019 tại Hà Nam.

Exit mobile version