Site icon 789WIN

Các biện pháp phòng, tránh tai nạn cây đổ, điện giật do ảnh hưởng của mưa bão

Các biện pháp phòng, tránh tai nạn cây đổ, điện giật do ảnh hưởng của mưa bão - Ảnh 1.

Trước diễn biến khó lường của bão số 3, nhằm giảm thiểu thiệt hại do bão gây ra cho người dân, Công an thành phố Hà Nội đề nghị người dân hạn chế đi lại trong thời gian bão số 3 đi vào miền Bắc. 

Ngày 7/9, Công an thành phố Hà Nội cho biết, chỉ trong hơn 2 giờ đồng hồ chiều 6/9, sau cơn mưa lớn do ảnh hưởng của bão Yagi (bão số 3), lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ Công an thành phố đã tiếp nhận và điều động lực lượng, phương tiện phối hợp quần chúng nhân dân tổ chức cứu nạn, cứu hộ 11 vụ tai nạn do cây gãy, đổ, đưa 9 người đi cấp cứu, kiểm tra sức khỏe. Tuy nhiên, đã có 2 người tử vong vì bị cây đổ đè vào người.

Trước diễn biến khó lường của bão số 3, nhằm giảm thiểu thiệt hại do bão gây ra cho người dân, Công an thành phố Hà Nội đề nghị người dân hạn chế đi lại trong thời gian bão số 3 đi vào miền Bắc. Nếu buộc phải di chuyển, tránh những tuyến phố có nhiều cây xanh lớn vì mưa bão, gió giật thường đi kèm hiện tượng sét, cây đổ. Khi di chuyển bằng xe máy phải đội mũ bảo hiểm đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Không trú mưa, để phương tiện dưới gốc cây, những loại cây rễ chùm dễ đổ như xà cừ, muồng…

Người dân cần chủ động phòng tránh các khu vực có công trường thi công, nơi có nhiều tấm tôn, sắt lớn. Khi xảy ra cháy, nổ, tai nạn, sự cố gọi ngay cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ chuyên nghiệp theo số điện thoại 114 được kịp thời hỗ trợ.

Theo Đại tá Nguyễn Tiến Đạt, Trưởng phòng Tham mưu Công an thành phố Hà Nội, nhằm chủ động, kịp thời ứng phó với bão số 3, Công an thành phố Hà Nội triển khai các phương án ứng phó.Theo đó, Công an thành phố yêu cầu, căn cứ chức năng, nhiệm vụ, tình hình thực tế tổ chức ứng trực, thường trực 100% quân số triển khai các biện pháp đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn và ứng phó cơn bão số 3 theo phương châm “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện vật tư tại chỗ, hậu cần tại chỗ); tuyệt đối không chủ quan, không mất cảnh giác, không để bị động hay bất ngờ trong mọi tình huống, không để các đối tượng lợi dụng sự cố, thiên tai để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

Theo chỉ đạo của Công an thành phố, Phòng Cảnh sát giao thông yêu cầu các đơn vị sẵn sàng phương án phòng, chống thiên tai theo phương kế hoạch. Bên cạnh việc đảm bảo an toàn giao thông trên các tuyến đường bộ, Phòng Cảnh sát giao thông theo dõi sát diễn biến mực nước trên các sông, sẵn sàng lực lượng, phương tiện phục vụ công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn trên sông, neo buộc tàu, xuồng tại vị trí neo đậu, tuyên truyền, thông báo cho dân vạn chài, tàu xuồng không di chuyển trên các tuyến sông. Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa, xử lý nghiêm vi phạm về trật tự, an toàn giao thông đường thủy… Bố trí đầy đủ trang thiết bị, phương tiện đặc chủng, chuyên dùng phục vụ công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên các tuyến đường thủy.

Công an thành phố Hà Nội yêu cầu công an các địa phương, phòng chuyên môn trực thuộc, chủ động phối hợp các cơ quan, đơn vị chức năng triển khai phương án đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trong tình huống mưa, bão, lũ, nhất là tại tuyến giao thông chính, trọng điểm, tập trung đông phương tiện lưu thông, tuyến đường, tuyến phố bị ngập úng, nước chảy xiết. Tổ chức cấm đường trong trường hợp cần thiết, thông báo cảnh báo đến các tàu thuyền và đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên sông nước. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện trong công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai; kịp thời tổ chức cứu nạn, cứu hộ và hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả do mưa, bão, lũ gây ra.

* Liên quan đến bão số 3, có thể gây ra những tai nạn điện, sự cố điện trên địa bàn thành phố, Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVN HANOI) cũng kịp thời, thực hiện gia cố vị trí lưới điện để đảm bảo an toàn vận hành tại những nơi dễ bị ảnh hưởng bởi bão, lũ tại những địa bàn xung yếu như huyện Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ. Bố trí Đội xung kích cấp Tổng công ty, cũng như làm căn cứ để các đơn vị điều động nhân lực, phương tiện ứng trực 24/24 giờ tại các địa điểm xung yếu…

Theo ông Trần Văn Duy, Trưởng ban An toàn EVN HANOI, ngoài công tác chuẩn bị vật tư phương tiện, các công ty điện lực còn chủ động phối hợp với chính quyền địa phương cảnh báo, tuyên truyền, hướng dẫn người dân phòng, tránh tai nạn điện khi sinh sống, làm việc trong và gần hành lang bảo vệ an toàn công trình điện. Người dân không đứng cạnh cột điện, trạm điện tiếp xúc với các thiết bị điện khi trời mưa hoặc cột gia súc, phương tiện khác vào trụ điện.

Đồng thời nên ngắt nguồn điện (cúp cầu dao) nếu khu vực trong nhà bị ngập nước hoặc bị mưa làm ướt sàn; cắt nguồn điện cung cấp cho các thiết bị sử dụng điện lắp đặt ngoài trời (bảng hiệu, bảng quảng cáo…) khi trời mưa to, gió lớn. Khi xảy ra lũ lụt, nước dâng, mưa giông có sét… phải ngắt ngay cầu dao điện chính. Nếu dây điện đứt rơi xuống đất phải báo ngay cho ngành điện gần nhất, đồng thời ngăn chặn người và gia súc đến gần dây điện đang nằm dưới đất.

Exit mobile version